Kiến Thức Tài Chính Cá Nhân Dành Cho Người Không Rành Về Kinh Tế

Càng nghiêm túc tìm hiểu về kiến thức tài chính cá nhân thì bạn càng tự tin hơn trong việc quản lý các vấn đề tài chính của mình sau này. Vì đây là chủ đề mang tính học thuật cao, nên khá là khó để hiểu cũng như tiếp thu lượng thông tin lớn như thế chỉ trong một hoặc hai lần đọc, nên hãy lưu lại link bài viết này để tiện cho các lần truy cập sau nhé!

Mục lục

Nội dung chính – Kiến thức tài chính cá nhân 

  • 5 Hạng mục bạn cần quan tâm khi tìm hiểu về kiến thức tài chính cá nhân: Earning (Quản lý nguồn thu nhập) – Saving (Tiết kiệm như thế nào) – Spening (Chi tiêu như thế nào) – Investing (Đầu tư như thế nào) – Assets (Chuẩn bị tài sản và bảo hiểm cá nhân như thế nào).
  • Ý nghĩa cuối cùng của việc nghiêm túc tìm hiểu về kiến thức tài chính cá nhân, là bạn có thể vận dụng những gì đã học để đưa ra những quyết định thông minh về vấn đề xoay quanh TIỀN. 
  • Các phương thức để bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về các kiến thức tài chính cá nhân.
Kiến thức tài chính cá nhân
Những điều bạn cần biết về kiến thức tài chính cá nhân

5 Hạng mục kiến thức tài chính cá nhân bạn cần lưu tâm

Nếu bạn học hoặc làm việc trong ngành tài chính kinh tế, thì không quá khó để có thể đọc hiểu được phần nội dung team Camdotanphu sắp chia sẻ trong bài viết. 

Tuy nhiên nếu bạn hoàn toàn là một người mới chập chững tìm hiểu về lĩnh vực này, thì đúng là khó để tiêu thụ hết lượng thông tin, nên là hãy lưu lại bài viết để có thể đọc hoặc nghiên cứu lại sau nhiều lần nha! 

5 Khái niệm cơ bản bạn cần làm quen trước khi nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến tài chính cá nhân là: Earning – Saving – Spening – Investing – Assets

5 Hạng mục kiến thức tài chính cá nhân bạn cần lưu tâm
Các vấn đề liên quan đến tài chính cá nhân là: Earning – Saving – Spening – Investing – Assets

Earning – Quản lý nguồn thu nhập hiệu quả  

Biết cách quản lý nguồn thu nhập hiệu quả là một phần quan trọng trong quá trình học và hiểu về tài chính cá nhân. Nói một cách đơn giản, bạn cần biết mình có bao nhiêu tiền trước khi muốn chi tiền và tiết kiệm tiền.

BẠN CẦN LÀM Ý NGHĨA
Liệt kê nguồn thu nhập 
  • Giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn về tình hình tài chính hiện tại. 
  • Biết cách phân luồng thu nhập vào các khoản chi hiệu quả. 
  • Xem xét ưu tiên các nguồn thu có tính dài hạn, cũng như tìm kiếm thêm cơ hội để tăng thu nhập ngắn hạn
Tránh nợ không cần thiết 
  • Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng 
  • Nếu cần vay thì hãy xác định mục đích và quản lý nợ một cách khôn ngoan
Kiểm soát tiền mặt 
  • Đối với những chi phí mà bạn chi trả bằng tiền mặt, hãy giữ theo dõi và ghi chép chúng. 
  • Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tiền của bạn được sử dụng và ngăn chặn việc chi tiêu không kiểm soát.

Bảng quản lý nguồn thu nhập hiệu quả

Kiến thức tài chính cá nhân – Chi tiêu hiệu quả 

Để có được nguồn tiền tiết kiệm, bạn phải biết cách chi tiêu hiệu quả dựa trên nguồn thu nhập đã được xác định ở mục trên. Team mình có một bài riêng về kế hoạch tài chính chi tiêu cá nhân, bạn có thể tìm đọc kỹ hơn ở bài viết đấy, còn ở phần nội dung này mình chỉ điểm nhanh một số thông tin chính yếu. 

Bạn sẽ dễ quản lý được các nguồn chi của mình hơn khi có một kế hoạch cụ thể, nơi đã liệt kê rất rõ các mục chi Cố định – Biến động, cũng như mức độ ưu tiên cho từng hạng mục cụ thể. 

Đồng thơi bạn cần kiểm soát hành vi chi tiêu theo cảm xúc bằng cách ghi chép và theo dõi chi tiêu hàng ngày, nếu không thích cách ghi chú truyền thống trên giấy bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của một số công cụ quản lý tài chính online nhé. 

Phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả
Phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả

Tài chính cá nhân cơ bản – Xây dựng quỹ tiết kiệm 

Qũy tiết kiệm là một phần không thể bỏ qua khi tìm hiểu về kiến thức tài chính cá nhân. Xây quỹ giúp bạn có được nguồn tiền dự phòng để đối mặt với những tình huống khẩn cấp và giữ cho nguồn tài chính của mình ổn định trong các thời kỳ khó khăn. 

BẠN CẦN LÀM Ý NGHĨA
Xác định số tiền cần tiết kiệm Việc xác định cụ thể số tiền cần tiết kiệm giúp việc lập kế hoạch dễ dàng hơn. Chi tiết có thể xác định dựa trên nhu cầu của bạn, ví dụ như tiết kiệm để đi du lịch, phòng ngừa khi thất nghiệp,…
Phân bổ theo phần nhỏ thu nhập Hiệu quả nhất là bạn nên dành khoảng 10% – 20% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm, bạn có thể bắt đầu ở tỷ lệ thấp hơn khi mới bắt đầu và tăng dần lên theo thời gian.
Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết  Khi có bất kỳ biến động trong tình hình tài chính, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch tiết kiệm của mình một cách linh hoạt để có thể đạt được mục tiêu như thiết kế ban đầu 

Bảng phương pháp xây dựng quỹ tiết kiệm

Kiến thức tài chính cá nhân –  Đầu tư cho tương lai 

Giả thuyết rằng bạn đã đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn, tiếp theo là lúc bạn cần dành số tiền đấy để xây dựng kế hoạch tài chính cho các mục tiêu trung hạn và ngắn hạn. Bạn có thể tham khảo một số kênh đầu tư thụ động như Chứng khoán, Cổ Phiếu, Coin,.. tuy nhiên lưu ý rằng kênh đầu tư tiềm năng luôn đi kèm với những rủi ro không biết trước!

Kinh doanh cũng là một trong những cách giúp bạn xây dựng các mục tiêu tài chính dài hạn. Bất kể hình thức đầu tư nào cũng sẽ tồn tại những rủi ro, và trường hợp xấu là bạn có thể mất hết nguồn tiền tiết kiệm ở giai đoạn ngắn hạn, hoặc xấu hơn nữa là bạn sẽ rơi vào trường hợp nợ ngân hàng,…

Để có thể thu được lợi từ việc đầu tư, chúng ta nên kiên trì, không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức về ngành nghề đầu tư. Đồng thời phải luôn chuẩn bị tinh thần cho trường hợp xấu nhất!

Xây dựng quỹ tài chính đầu tư cho tương lai
Xây dựng quỹ tài chính đầu tư cho tương lai

Tài chính cá nhân cơ bản – Đầu tư vào bảo hiểm 

Không quá phổ biến tại Việt Nam , nhưng mua bảo hiểm để hỗ trợ kế hoạch tài chính cá nhân là phương thức bảo vệ tài sản rất được ưa chuộng tại các nước phương Tây. Nếu tìm hiểu nhiều hơn về Bảo Hiểm, chúng ta có thể thấy đây là cách để bảo vệ tài sản hiệu quả.

Ví dụ như bảo hiểm ô tô hỗ trợ bạn chi trả phần lớn chi phí sửa chữa xe và chi phí y tế do va chạm. Hoặc bảo hiểm nhân thọ chi trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định cho gia đình của bạn khi bạn qua đời.

Học kiến thức tài chính cá nhân ở đâu

Bạn đọc có thể học kiến thức tài chính cá nhân thông qua nhiều nguồn khác nhau, một số nguồn bạn có thể tận dụng để nâng cao hiểu biết về chủ đề này

Học kiến thức tài chính cá nhân ở đâu
Bạn đọc có thể học kiến thức tài chính cá nhân thông qua nhiều nguồn khác nha

Sách – Nguồn tri thức bất tận

Một vài cuốn sách bạn có thể tham khảo để có những góc nhìn khác nhau về tài chính cá nhân như: “Người Giàu Có Nhất Babylon” của George S. Clason, “Cha giàu, cha nghèo” của Robert T. Kiyosaki, “Nguyên tắc 50/30/20” của Elizabeth Warren và Amelia Warren Tyagi.

Khóa học trực tuyến

Bao gồm cả các khóa học miễn phí và có phí, một số nền tảng bán khóa học với chủ đề liên quan như Udemy, Coursera, edX, Khan Academy,  TED-Ed, và The Financial Diet.

Tham gia vào hội nhóm, workshop

Tham gia các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến về tài chính cá nhân như Reddit (ví dụ như r/personalfinance) để đặt câu hỏi, thảo luận và học hỏi từ người khác có kinh nghiệm. Hoặc các hội thảo về tài chính cá nhân cũng mang đến bạn các cơ hội để kết nối với chuyên gia tài chính, học từ các buổi thảo luận thực tế.

Kết luận 

Kiến thức tài chính nói chung và kiến thức tài chính cá nhân nói riêng là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, có tính thực tế cao vì có thể giúp mọi người quản lý tài chính một cách thông minh và hiệu quả.

Bên cạnh một số phương thức căn bản về Quản lý thu nhập chi tiêu cá nhân – Chi tiêu hiệu quả – Xây dựng quỹ tiết kiệm – Đầu tư cho tương lai – Bảo vệ tài sản, hệ thống kiến thức tài chính cá nhân còn nhiều khía cạnh để ta nghiên cứu học hỏi.

Vì thế bạn luôn cần trong tư thế sẵn sàng nâng cao kiến thức về các khái niệm mới, thị trường tài chính,…. Hy vọng nội dung bài viết Kiến Thức Tài Chính Cá Nhân Dành Cho Người Không Rành Về Kinh Tế có thể hỗ trợ bạn trên hành trình tìm hiểu về cách xây dựng tài chính cá nhân cho mình nhé!

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Ô Tô Vinfast

VinFast là một trong những thương hiệu ô tô hàng đầu tại Việt...

Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Mazda

Bảo dưỡng định kỳ là một phần không thể thiếu để giữ cho...

Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Mitsubishi

Bảo dưỡng định kỳ là yếu tố quan trọng để đảm bảo xe...

Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Ô Tô Từ A-Z

Bảo dưỡng xe ô tô là công việc cần thiết để đảm bảo...

Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Ô Tô Toyota

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô Toyota được thiết kế khoa học...

Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Ô Tô Hyundai

Bảo dưỡng định kỳ là yếu tố then chốt để duy trì hiệu...

0938 70 33 55